Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014


CNTB ĐANG “DÃY CHẾT” ĐỂ BIẾN THÀNH CNXH
HAY LÀ CÔNG CUỘC CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
Likeerer No Oth, một người Mỹ gốc Việt nói:
Nếu (chỉ là nếu thôi) XHCN là có thật, thì "quá độ lên XHCN" nó đúng với Mỹ, Nhật, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan... v.v... những nước có tiền đề vật chất và tinh thần rất cao so với phần còn lại hơn. Có điều chẳng ai nghe thấy học giả nào ở các nước này nói về "thời kỳ quá độ lên XHCN" đang được diễn ra ở nước họ cả.
Còn VN mới đang tư bản thời kỳ đầu, sao đã có đủ tư cách để bước vào "thời kỳ quá độ" được?
Có phải không các bạn?
Quang Trần Nhật Likeerer No Oth: Không có ranh giới rõ rệt giữa CNTB và CNXH, giống như không có ranh giới rõ rệt về thời điểm và nhận dạng giữa cậu thiếu niên và chàng thanh niên trên cùng một con người. Thế nhưng có sự khác biệt giữa cậu bé thiếu niên mong trở thành người lớn (lý tưởng), nó học hỏi và rèn luyệni tính cách của người lớn...và chàng thanh niên chơi bời lêu lổng, không rèn luyện, tu dưỡng tư cách xứng với một người lớn nên mọc râu xanh rồi vẫn mang những nhược điểm, tính xấu của trẻ nhỏ và vỗ ngực "tôi cóc cần trở thành thanh niên"...
Trở lại với CNTB và CNXH.
1. Các nước nghèo nỗ lực xây dựng, tích lũy để phát triển theo hướng (định hướng) XHCN như một mục tiêu, mục đích rõ ràng. Ở những nước này, giải phóng con người khỏi nghèo đói, lạc hậu là trọng tâm, còn lợi nhuận là chăt chiu cho sự phát triển không ngừng (1).
2. Ngược lại, CNTB đặt trọng tâm vào lợi nhuận, chính vì vậy nó không từ một thủ đoạn nào để bóc lột tàn bạo khiến các giai cấp, tầng lớp bị bóc lột phải vùng lên đấu tranh (đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi quyền sống chống sa thải...) và làm cách mạng lật đổ giai cấp Tư bản như Công xã Pa ri hay Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga 1917..(2) .
Vậy những nước như Việt Nam, Trung Quốc có phải là đang phát triển Tư bản không ? Sai lầm ! 
Như V.I Le nin đã chỉ ra trong chính sách Tân Kinh tế NEV, thì ngày nay có thể nói rõ công thức của V.I. Lenin là: CNXH = Chính quyền của Giai cấp Công nhân + Kinh tế Thị trường với các quy luật kinh tế khách quan. V.I. Lenin chỉ ra rằng, KTTT với các QLKTKQ là phát hiện của nhân loại, là tài sản trí tuệ của nhân loại mà Chính quyền của GCCN phải kế thừa, chứ không phải riêng có của CNTB ! 
Vì vậy Việt Nam không phải đang phát triển CNTB, xin xem lại (2), mà đang xây dựng CNXH, xin xem lại (1). 
Dưới ảnh hưởng chi phối của CMXHCN Tháng Mười Nga 1917 (lật đổ Chính quyền của GC Tư bản) và CNXH Thời chiến ở Liên xô và khối XHCN Thời chiến thế kỷ 20, để tránh bị GC Công nhân liên minh với GC Nông dân lại vùng lên làm cách mạng lật đổ, thì trong thế kỷ 20, GC Tư bản đã phải ngoan ngoãn dần dần với GC Công nhân và Nhân dân lao động như ngày nay. Họ đã phải cân bằng giữa Lợi nhuận và Con người, nghĩa là họ đã phải bắt buộc XHCN hóa. 
Chính vì vậy, ngày nay GC Tư bản Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc...vừa điên cuồng chống CNXH, vừa bị cưỡng bức tiến lên (theo hướng) CNXH. Đó là quy luật tiến hóa của xã hội Loài người, là hiện tượng CNTB "Dãy chết" để biến (dần dần) thành CNXH.
Đó là lý do tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của Giai cấp Công nhân Việt Nam - chọn con đường XHCN Thời bình, nghĩa là phát triển Kinh tế Thị trường định hướng XHCN, nghĩa là phát triển KTTT có sự ĐIỀU TIẾT của Nhà nước. ĐIỀU TIẾT nghĩa là phát triển KTTT lấy lợi nhuận để tiếp tục phát triển hơn nữa và cân đối với lấy lợi nhuận để giải phóng người Việt Nam khỏi nghèo đói và lạc hậu, trong đó giải phóng con người là trọng tâm, là mục đích tối cao mà Lợi nhuận là công cụ, là phương tiện để GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI không ngừng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét