Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014


CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA LOÀI NGƯỜI
(Nhân dịp kỷ niệm 146 năm ngày sinh V.I.Lê nin 22/04/1970-22/04/2013)
Ngày hôm nay, từ thế kỷ 21 nhìn lại về TK 20, chúng ta sẽ nhìn lịch sử rõ ràng hơn, khách quan hơn. Trong TK 20, sau Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga 1917, xuất hiện một nước xây dựng CNXH đầu tiên, là Liên xô. Tuy chưa có CNXH, mà đang xây dựng CNXH, thì gọi tắt là nước XHCN. 
Ngay tại thời kỳ đầu, đã xuất hiện 2 mô hình CNXH tại Liên xô non trẻ: “CNXH THỜI BÌNH” và “CNXH THỜI CHIẾN”.
Về CNXH THỜI BÌNH:
Khoảng năm 1922, sau khi Liên xô đập tan tàn quân Tư sản và Phong kiến, nội chiến kết thúc, V.I. Lê nin đã vạch ra đường lối xây dựng CNXH mà ngày nay ta có thể gọi đó là mô hình CNXH THỜI BÌNH. Có rất nhiều bài viết, lời nói kinh điển của V.I. Lê nin mà các nhà sử học, sẽ dẫn ra để chứng minh, nhưng hôm nay có thể đúc kết công thức của V.I. Lê nin về mô hình mà hôm nay có thể gọi là CNXH THỜI BÌNH:
CNXH THỜI BÌNH = Chính quyền của Giai cấp Công nhân + Nền Kinh tế Thị trường Với Các Quy luật Kinh tế Khách quan.
Nền Kinh tế Thị trường Với Các Quy luật Kinh tế Khách quan bao gồm các nhân tố cơ bản như sau:
- Có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, phát triển cạnh tranh (Thi đua) đúng pháp luật, dưới sự kiểm soát, điều hành, hỗ trợ, trọng tài của Chính quyền Công nhân.
- Thị trường quyết định tất cả (Phạm vi, quy mô, cơ cấu, chủng loại, số lượng, chất lượng). Con người phải nghiên cứu, nắm bắt đầy đủ, kịp thời nhu cầu của thị trường mà đáp ứng, chứ không phải tư duy trong bốn bức tường ra quyết định…
- Các quy luật khách quan cơ bản: Cạnh tranh (thi đua), Cung-Cầu, v.v…và v.vvv
Tư tưởng chủ đạo của V.I.Lê nin: Kinh tế Thị trường Với Các Quy luật Kinh tế Khách quan là tài sản trí tuệ sáng tạo của nhân loại mà Chính quyền Công nhân phải kế thừa và phát huy, chứ không phải là đặc thù riêng có của CNTB !
Về CNXH THỜI CHIẾN:
Sau khi V.I. Lê nin mất (1924), Liên xô tiếp tục bị thế giới Đế quốc Tư bản bao vây cô lập, cấm vận và đe dọa tấn công tiêu diệt, Liên xô phải hình thành mô hình CNXH THỜI CHIẾN.
Các đặc điểm và nhân tố cơ bản của CNXH THỜI CHIẾN:
- Xây dựng mô hình Kinh tế Tự cung, Tự cấp. Kinh tế Tự cung, Tự cấp đòi hỏi như sau:
- Đối phó với bên ngoài: Nền kinh tế phải có kế hoạch và cân đối. Cân đối: Có đủ mọi nghành nghề, kể cả những nghành không có thế mạnh tài nguyên. Vì phải phân tán vốn và nguồn lực ra tất cả, nên nghành nghề nào cũng bị hạn chế vốn và nguồn lực, tất nhiên sẽ hạn chế phát triển cả những nghành nghề có thế mạnh.
- Đối phó với bên trong: Xóa bỏ Kinh tế Tư bản để tận diệt sự phát triển và tấn công chống phá, lật đổ từ bên trong của Giai cấp Tư bản và Địa chủ. Nghĩa là Tập thể Hóa và Quốc doanh hóa nền kinh tế.
Nền kinh tế có Kế hoạch và Cân đối, thì đương nhiên là phi Thị trường, phi quy luật khách quan.
Nền kinh tế Tập thể Hóa và Quốc doanh Hóa, thì đương nhiên là phi Cạnh tranh (Thi đua).
Mô hình kinh tế THỜI CHIẾN thì đương nhiên không thể phát huy được các động lực phát triển.
Tuy nhiên, Kinh tế Tự cung, Tự cấp mà ngày nay hay gọi là “Bao cấp”, là sự bắt buộc, đòi hỏi trong hoàn cảnh Chiến tranh Nóng (Tấn công tiêu diệt) và Chiến tranh Lạnh (Bao vây, cấm vận và nguy cơ tấn công quân sự). Nó chính là sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, do hoàn cảnh lịch sử đòi hỏi. Nếu đất nước lại xảy ra chiến tranh, thì bắt buộc lại phải quay lại vận dụng mô hình “Bao cấp” !
Cuối thế kỷ 20, CNTB thế giới đã phát triển khác xa với thế kỷ 19 và trước đó.
Về quan hệ sản xuất:
- Chủ sở hữu đã phát triển từ một chủ, thành tập thể các ông chủ, thậm chí hàng triệu ông chủ cổ đông lớn nhỏ.
- Quy mô sản xuất đã phát triển từ một nhà sản xuất địa phương, thành tập đoàn sản xuất xuyên quốc gia, xuyên lục địa và toàn cầu.
- Quy mô phân công chuyên môn hóa, hợp tác hóa đã phát triển đến quy mô toàn cầu, phát sinh yêu cầu hội nhập liên quốc gia (Khu vực) và Toàn cầu hóa.
Về mặt Chính trị-xã hội:
- Sự hình thành và phát triển song song của hệ thống XHCN với mô hình xã hội XHCN lý tưởng (Không có thất học, thất nghiệp, tội phạm, tệ nạn, cách biệt giàu nghèo, dịch vụ xã hội gần như toàn diện: y tế, giáo dục, đi lại, nhà ở, nghỉ ngơi, giải trí…hầu như miễn phí toàn dân…) là cái tát nảy đom đóm mắt, khiến CNTB phải cải cách và ngoan ngoãn với Công nhân và các Giai câp, Tâng lớp Lao động như ngày nay.
- Sự lớn mạnh về quân sự giữa hai phe XHCN và TBCN đã ngang nhau, khiến nguy cơ đe dọa chiến tranh tiêu diệt bị xu thế hòa bình, giải trừ quân bị phát triển, đè bẹp.
Với bối cảnh hai nhân tố quan hệ kinh tế và chính trị-xã hội nêu trên, tạo ra xu thế và đòi hỏi hòa bình và hợp tác (hội nhập) phát triển đến quy mô toàn cầu, thì Chiến tranh Lạnh cần và được chấm dứt, mô hình CNXH THỜI CHIẾN được giải phóng, dẫn đến hàng loạt quốc gia theo mô hình này sụp đổ để tiến đến mô hình CNXH THỜI BÌNH.
Như vậy, cuối thế kỷ 20, Liên xô và Đông Âu sụp đổ, chứ không phải CNXH sụp đổ, ngược lại, CNXH là xu thế phát triển của toàn thế giới, toàn nhân loại, vì những lý do sau đây:
- Giai cấp Tư bản thế giới, dù còn rất nặng nề tàn dư bản chất vốn có của nó, đã phát triển khác xa với CNTB cổ điển trước TK 20: Từ bản chất bóc lột tàn bạo vô nhân tính, đã ngoan ngoãn hơn, gần gũi với tư tưởng XHCN, tư tưởng của Giai cấp Công nhân hơn. 
- Quan hệ sản xuất của CNTB đã phát triển với quy mô (Lượng đổi) và tính chất (Chất đổi) khác xa với CNTB cổ điển trước TK 20.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát năm 2008 đã khiến Giai cấp Tư bản thừa nhận Chủ thuyết của CNTB đã sụp đổ, thừa nhận CNTB phải cải cách.
- Phong trào biểu tình “Chống phố Uôn”, chống CNTB lan rộng khắp các thành phố trên thế giới, hàng loạt các nước Nam Mỹ tuyên bố tiến lên “CNXH THẾ KỶ 21” cho thấy trình độ giác ngộ XHCN của nhân loại vẫn đang phát triển ngày càng cao.
- Các nước Tư bản phát triển Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc…vừa điên cuồng chống CNXH, vừa tiến lên CNXH mà họ điên cuồng chống, không thể cưỡng lại được (CNTB dãy chết để biến thành CNXH).
- CNXH là quy luật tất yếu, là tương lai tươi sáng của loài người. Tuy nhiên, con đường đi lên CNXH còn lâu dài và nhiều bất trắc, nhưng loài người đang bước những bước đầu tiên dài trên con đường này.
Tại Việt Nam.
Sau khi đất nước thoát ra khỏi 4 cuộc chiến tranh nóng (Pháp, Mỹ, Polpot, Đặng Tiểu Bình) và thoát khỏi cuộc chiến tranh lạnh cấm vận của Mỹ 1995, đất nước đang xây dựng CNXH THỜI BÌNH như V.I. Lê nin đã chỉ ra. Trong nước nảy sinh các xu hướng tư tưởng:
- Đại đa số nhân dân tin tưởng đường lối xây dựng CNXH THỜI BÌNH.
- Thiểu số bọn phản động chống Cộng nằm im 68 năm qua ngóc đầu dậy chống phá, như Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Văn Lý, Tạ Phong Tần v.v…
- Thiểu số những người cuồng tín đến mù quáng vào nền “Đa đảng Chủ” mà họ gọi là “Dân chủ” ( Thực ra là “Tao chủ”) cũng a dua cho bọn Chống Cộng xỏ mũi, dắt dây, quay lại chống phá, như Vũ Mão, Dương Trung Quốc, Nguyễn Minh Thuyết, Ngô Bảo Châu…v.v…
Bọn chống Cộng và bọn phản bội đều nằm trong tầm ngắm của nhân dân ta, cho nên, mọi thủ đoạn dù trắng trợn hay tinh vi, xảo quyệt của chúng sẽ bị lưới trời lồng lộng của nhân dân đè bẹp, bánh xe lịch sử của CNXH THỜI BÌNH nghiền nát !
Chủ nghĩa Mác-Lê nin muôn năm !
Lý tưởng XHCN của Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm !
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam muôn năm !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét