Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014


ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH VÔ ĐỊCH
Những năm gần đây, bọn tàn quân phản quốc VNCH lưu vong hải ngoại thường bịa đặt, tung tin trong nội bộ Đảng và Nhà nước ta có phe nọ, phái kia. Được lời như cởi tấm lòng, bọn trí thức cơ hội trong nước - không chống Cộng - nhưng được dịp chớp lấy, hoan hỷ thầm thì nhỏ to, làm ra vẻ ta đây “thức thời”, trên tường thiên văn, dưới tường địa lý, hiểu biết hơn người, tuyên truyền không công cho phản động mà bất cần hậu quả, miễn là thỏa mãn hãnh diện hão cho bản thân mình. 
Chúng đã từng thì thầm nhỏ to: “Thực ra không phải Đảng ta cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt sang Singapo chữa bệnh đâu, mà là tiêm thuốc độc cho chết đấy” (?). Đó là chúng dựa vào bức tâm thư mà Thủ tướng khi về hưu đã gửi cho Trung ương và Bộ Chính trị, đóng góp ý kiến nâng cao dân chủ trong Đảng.
Một cái tát vô tình mà chúng không biết ngượng, khi tên của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt được đặt cho con đường lớn và dài từ cảng vào khu chế xuất dầu khí Dung Quất. Đại hội Đảng toàn quốc XI thông qua nghị quyết tổ chức thí điểm ở một số đảng bộ mô hình Đại hội Đảng Đảng trực tiếp bầu Bí thư, như bức tâm thư Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đề xuất.
Sau Đại hội Đảng XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm Trung Quốc. Mấy tháng sau, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Ấn độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Thái Lan. 
Bọn chống Cộng lưu vong được dịp lu loa, mớm lời cho bọn trí thức nửa dơi nửa chuột trong nước thầm thì rằng, “phe” Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “phe thân Trung Quốc”, còn “phe” Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “phe thân Mỹ”. Khi Ông Đinh Tiến Dũng được Quốc hội bổ nhiệm Bộ Trưởng Tài chính, chúng hoan hỷ: Đấy, “phe” (Thủ tướng) Nguyễn Tấn Dũng đấy (?). Nay Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc, bọn trí thức nửa dơi nửa chuột có biết xấu hổ không nhỉ.
Trong lịch sử các Đảng Cộng sản một số nước vẫn xảy ra những sai lầm mất đoàn kết, dẫn đến những người Cộng sản chân chính lật đổ, hãm hại lẫn nhau. Họ đều là những người Cộng sản chân chính, hết lòng vì sự nghiệp XHCN, vì hạnh phúc của nhân dân, nhưng vì chủ nghĩa các nhân, nên từ những cách nghĩ, cách làm khác nhau, họ sẵn sàng kéo bè kéo cánh để triệt hạ nhau. Sau khi V.I. Lenin mất, chủ nghĩa cá nhân đã đẩy L. Troxki - người thứ 2 sau V.I. Lenin - kéo bè kéo cánh chống I. Stalin, trở thành tập đoàn chống Đảng, mặc dầu cho đến cuối đời, L. Troxki vẫn là người nhiệt tâm và chân thành với lý tưởng XHCN. Đó là câu chuyện dài không kể hết về chủ nghĩa cá nhân và mất đoàn kết trong nhiều giai đoạn ở Liên xô.
Ở Trung Quốc, Mao Trạch Đông mâu thuẫn với nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước về đường lối (cách nghĩ, cách làm) xây dựng CNXH, chủ nghĩa cá nhân nổi lên, Mao Trạch Đông đã mượn bàn tay của bè lũ 4 tên do Giang Thanh cầm đầu, triệt hạ hàng loạt lãnh tụ Đảng và Nhà nước cùng hàng triệu đảng viên dưới quyền họ trong 10 năm “Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản” 1966-1976.
Bác Hồ của chúng ta nhìn thấy rất rõ và rất sớm mối nguy hại của chủ nghĩa cá nhân và mất đoàn kết trong các đảng anh em. Thế nên trong những năm đầu miền Bắc xây dựng CNXH và cùng miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước, Bác đã viết tác phẩm lý luận kinh điển “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Năm 1963, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ đứng trên diễn đàn Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Bác Hồ giới thiệu với mọi người trong hội trường: “Đây là người Cộng sản chân chính”. Bác đã dự đoán trước, 3 năm sau Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ bị Mao Trạch Đông mượn bàn tay Giang Thanh bắt giam đến chết trong tù.
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Bác Hồ luôn bắt nhịp bài hát “Kết đoàn” trong các đại hội, mít tinh hay các cuộc đi thăm đồng bào, chiến sĩ cả nước. Trong Di chúc, Bác viết “Tôi rất đau lòng trước sự bất hòa của các Đảng anh em” và căn dặn “ Phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Thấm nhuần sự giáo dục và rèn luyện của Bác, đoàn kết trở thành truyền thống và sức mạnh của Đảng và Nhà nước ta vượt qua mọi khó khăn, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết không chỉ là truyền thống, mà còn là cương lĩnh, điều lệ, là kỷ luật Đảng, là Tính Đảng. Các thế hệ học trò, con cháu trung thành của Bác Hồ luôn luôn và mãi mãi thấm nhuần kỷ luật đoàn kết, một trong những di sản quý báu nhất mà Bác Hồ đã để lại cho toàn Đảng, toàn Dân.
Vì vậy, đến một lúc nào đó, ở ai đó xuất hiện chủ nghĩa cá nhân, kéo bè kéo cánh mất đoàn kết, thì kỷ luật Đảng sẽ dập tắt, và những người đó, sẽ bị đào thải ngay lập tức, bởi mất đoàn kết là phá hoại, mất đoàn kết là tự sát. Lý tưởng XHCN, quyền lợi của đất nước, hạnh phúc của nhân dân không cho phép họ đùa dỡn với quyền lợi của cá nhân họ. Sự nghiệp cách mạng của đất nước, của nhân dân đòi hỏi những người con của đất nước, của nhân dân trong Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ…sẽ mãi mãi giữ vững truyền thống đoàn kết trên quyền lợi của cá nhân mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét